CẨM NANG VỀ YẾN

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Đối với phụ nữ, thời kỳ mang thai gần như thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ. Từ sinh hoạt hàng ngày, công việc cho đến tâm trạng, thể chất cơ thể. Tuy nhiên, một trong những nỗi bất an lớn nhất có lẽ là đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai. Sau đây, Tổ yến An Bình xin chia sẻ cẩm nang dinh dưỡng cho mẹ bầu qua từng tháng mang thai để các mẹ các thể an tâm tẩm bổ trong thai kỳ.

Thực đơn trong thời kỳ mang thai cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng

1. Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng đầu tiên

Trong tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai, những thay đổi về sinh lý gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu và ốm nghén thường xuyên. Ngoài ra, bác sĩ dinh dưỡng cũng khuyên các bà mẹ bổ sung axit folic để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Mách nhỏ bạn một số thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, rau xanh,… giàu axit folic, có tác dụng ngăn ngừa bệnh thiếu máu, giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.

Tình trạng ốm nghén sẽ quấy rối các bà mẹ trong tháng đầu tiên

Các mẹ cũng lưu ý tránh những thức ăn gây khó tiêu như đồ chiên xào, cay, thực phẩm sống,…Đồng thời, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dễ tiêu hóa hơn.

2. Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 2

Khi mẹ bầu mang thai thứ hai trở đi, các mẹ bầu nên lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh.

Không thể quên các thực phẩm quan trọng như sữa, thịt đỏ, các loại đậu, trái cây, ngũ cốc,… giúp bổ sung chất sắt và chất xơ.

Đồng thời, mẹ nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều calo và hãy uống hai ly sữa ít béo mỗi ngày để bổ sung canxi hiệu quả.

Hơn thế nữa, khẩu phần ăn cần được điều chỉnh cân bằng giữa chất xơ và chất béo.

Thực đơn trong tháng thứ hai nên bổ sung sắt và khoáng chất

Ở tháng này, mẹ bầu tuyệt đối nói không với các thực phẩm tái sống vì chúng có thể chứa vi khuẩn listeria, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bên cạnh đó, bạn cũng không được sử dụng bất kỳ đồ uống có cồn nào nếu không muốn đứa trẻ sau này bị dị tật.

3. Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 3

Nếu như ở hai tháng đầu tiên, các mẹ bầu luôn khổ sở vì gặp khó khăn với những cơn ốm nghén triền miên thì bắt đầu từ tháng thứ ba, cơ thể sẽ dần thích nghi với những thay đổi. Các mẹ nên lưu ý về phân chia các bữa ăn trong ngày, đảm bảo 3 bữa ăn chính và khoảng 2-3 bữa ăn nhẹ giữa buổi.

Bổ sung nhiều rau củ quả và trái cây trong tháng thai kỳ thứ ba

Rau, củ, quả sẽ giúp các mẹ bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất. Đặc biệt nên hạn chế các món ăn chứa nhiều calo, thức ăn nhanh, đồ chiên xào,… Thay vào đó, hãy dung nạp những thực phẩm như các loại hạt, đậu, rau củ để bổ sung Axit folic.

Ở tháng này, các mẹ đã có thể luyện tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, tản bộ để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
Uống nhiều nước và đồng thời bổ sung thêm các loại chất lỏng khác như súp, trái cây, canh,…Các loại sữa ít béo chứa nhiều canxi nên cần bổ sung hàng ngày từ 3-4 ly.

Dù đã thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, mẹ bầu vẫn không thể ăn uống theo sở thích, đặc biệt không ăn hải sản tái, sống vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao. Bên cạnh đó, mẹ cũng nói không với những thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào như pizza, gà rán, mẹ nhé!

4. Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 4

Uống yến chưng tẩm bổ trong tháng thứ tư của thai kỳ

Khoảng thời gian tháng thứ tư là lúc các mẹ bầu cảm thấy bụng mình to dần qua từng ngày. Lúc này, bạn nên:

  • Nên ăn các thực phẩm giàu chất sắt có trong thịt gà, các loại đậu, rau xanh,… sẽ giúp đưa máu lưu thông khắp cơ thể.
  • Bổ sung thêm vitamin C từ cam, chanh, dứa,… trong bữa ăn mỗi ngày để trung hòa chất sắt cho cơ thể. Một số thai phụ sẽ được khuyên bổ sung chất sắt từ các viên uống nếu cần thiết.
  • Nếu như trong 3 tháng đầu chưa thể dùng được yến sào thì bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bạn đã có thể dùng yến sào. Trong yến sào chứa hơn 50% protein, 18 loại axit amin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, cực kỳ có lợi trong việc hình thành, phát triển và tái tạo tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể người mẹ.
  • Tuy nhiên, vì khi mang thai, cơ thể người mẹ hay thay đổi thất thường, nếu đến tháng thứ 5 hoặc 6 mà vẫn còn thai nghén thì tuyệt đối không nên sử dụng yến sào.
  • Tốt nhất, các mẹ bầu không nên nhịn đói quá lâu tránh khiến cơ thể mất sức, cứ cách 4 tiếng đồng hồ nên ăn một bữa xen kẽ chính và phụ để cung cấp thêm năng lượng cần thiết.

Xem thêm:

5. Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 5

Khoảng thời gian từ tháng thứ năm có lẽ là lúc cơ thể của bà mẹ cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất. Ở tháng này, các mẹ bầu sẽ tích lượng nước khá nhiều trong cơ thể, do đó, cần hạn chế đồ ăn mặn trong thực đơn hàng ngày. Một số loại thực phẩm cần tránh xa như dưa muối, khoai tây chiên, ô liu, thịt xông khói các loại.

Uống nước đầy đủ đóng vai trò quan trọng trong tháng thứ 5

Việc uống nước thường xuyên là điều vô cùng cần thiết trong giai đoạn này vì điều đó sẽ giúp thải bỏ độc tố gây hại trong cơ thể của mẹ ra ngoài.

Ngoài ra, các bà mẹ sữa được yêu cầu uống 2 ly sữa ít béo và ăn các thực phẩm chế biến từ sữa để bổ sung lượng canxi cần thiết.

6. Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 6

Đến tháng thứ sáu là các bà mẹ đã hoàn thành được ⅔ chặng đường của thai kỳ rồi. Lúc này cơ thể của các bà mẹ đã khá cồng kềnh, thai nhi đang dần phát triển nên các mẹ sẽ cảm thấy bụng đói liên tục. Một số điều cần lưu ý trong tháng thứ sáu như sau:

Đảm bảo ăn uống đầy đủ các bữa chính lẫn phụ, đồng thời uống nhiều nước mỗi ngày.

Giải quyết cơn đói bằng những loại thực phẩm lành mạnh như sữa, rau củ, thịt đỏ, trái cây và bổ sung thêm chất béo.
Lựa chọn các loại thực phẩm giàu carbohydrate nâu chẳng hạn như yến mạch, gạo lức,… sẽ giúp bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Bổ sung các vitamin theo hướng dẫn đều đặn của bác sĩ.

Đến tháng thứ 6, các mẹ không nên ăn những thực phẩm cay nóng vì chúng có thể gây ra chứng ợ nóng và khó tiêu, những gia vị cay nồng như ớt, tiêu,… cũng không hề tốt cho sự phát triển của thai nhi.

7. Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 7

Bước vào tháng thứ bảy là các bà mẹ đã sắp đi đến chặng đường cuối cùng nên không tránh khỏi những lo âu trước khi sinh. Để vượt qua được những tác dụng phụ của thai kỳ, các mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần cũng như xin lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng. Thời điểm này, não bộ của bé có thể đạt đến 25% so với não của người lớn nên cần hấp thu thêm ít nhất 100 calo mỗi ngày.

Tháng này, mẹ vẫn phải bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt và protein để tránh tình trạng thiếu máu như thịt đỏ, trứng, sữa,…

Những tác dụng phụ thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng bà mẹ trong tháng thứ 7

Việc bổ sung thêm canxi là vô cùng cần thiết trong 3 tháng cuối thai kỳ, một số loại thực phẩm như sữa, sữa chua, yến mạch,… sẽ giúp xương, răng của bé phát triển tốt hơn.
Những thực phẩm giàu magie như hạnh nhân, cám, yến mạch, đậu đen, lúa mạch, atiso giúp hỗ trợ đắc lực trong quá trình hấp thụ canxi.
Chất xơ từ rau củ quả, trái cây có tác dụng ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Những tình trạng là tác dụng phụ các bà mẹ có thể gặp trong giai đoạn này có thể kể đến như sau:

  • Tình trạng ợ nóng: các mẹ thường cảm thấy dịch vị trong bao tử khá khó chịu, axit dạ dày trào ngược gây áp lực lên tử cung. Để phòng tránh ợ nóng, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều hay để dạ dày trống rỗng trong khoảng thời gian dài, đồng thời, giảm tuyệt đối lượng thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, cay nóng. Lưu ý kê gối cao đầu khi ngủ và ăn nhẹ thành nhiều bữa trong ngày.
  • Hiện tượng phù nề chân tay: cơ thể của bạn có thể sẽ phù nề do tích trữ nhiều natri trong muối từ các loại thực phẩm nạp vào hàng ngày, do đó, cần tránh các thực phẩm quá nhiều muối. Kết hợp vận động thể dục nhẹ nhàng giúp lưu thông máu dễ dàng hơn.
  • Chứng táo bón trong lúc mang thai: khi thay đổi hoocmon sẽ làm quá trình tiêu hóa bị trì trệ dẫn đến táo bón. Các bà mẹ nên ăn nhiều chất xơ, uống nước nhiều để hạn chế tình trạng táo bón
  • Hiện tượng mệt mỏi và buồn ngủ: có nhiều bà mẹ dễ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ do lượng máu tăng cao và không kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng. Các bà mẹ nên ăn thêm thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C để hạn chế tình trạng trên.

8. Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng thứ 8

Khi bước vào hai tháng cuối thai kỳ, các bà mẹ nên chuẩn bị tinh thần cho việc lâm bồn. Các chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ nên bổ sung omega-3 và các thực phẩm giàu chất béo như hạt óc chó, cá hồi,… để tạo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cả mẹ lẫn con. Omega-3 có công dụng thần kỳ giúp não bộ, thị giác của thai nhi phát triển, các thực phẩm giàu chất béo sẽ bổ sung năng lượng cho mẹ và thúc đẩy sự phát triển của con.

Đây là giai đoạn người mẹ hay căng thẳng và dễ mắc các chứng rối loạn trước khi sinh, do đó, mẹ phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tản bộ và hãy nói chuyện với con nhiều một chút. Điều đó không những tạo nên sợi dây liên kết giữa mẹ và bé mà còn giúp ổn định tâm lý của mẹ rất nhiều.

Sự quan trọng của việc bổ sung omega-3 trong tháng thứ 8

Xem thêm: 5 món ngon cho mẹ bầu không nên bỏ qua

9. Dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng cuối cùng

Vậy là các bà mẹ đã đi đến đích của chặng đường này rồi nhỉ, áp lực về việc sinh nở có thể khiến các bà mẹ quên đi việc bổ sung chất dinh dưỡng. Lúc này, thai nhi phát triển với tốc độ chóng mặt nên các mẹ vẫn cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý và phong phú.

Các bà mẹ nên đảm bảo ăn uống đầy đủ trong tháng cuối cùng

  • Uống nhiều nước sẽ làm hạn chế hiện tượng táo bón và sữa ít béo để tăng canxi cho bé.
  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chiên, xào vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp cho quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.
  • Không nên ăn thực phẩm sống, chưa tiệt trùng sẽ dễ gây sinh non.
  • Tăng cường ăn rau củ quả, trái cây, uống sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp thai nhi ổn định, khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai vô cùng quan trọng, đóng vai trò thiết yếu để thai nhi lẫn mẹ bầu khỏe mạnh đến lúc sinh. Hy vọng những chia sẻ của Tổ Yến An Bình sẽ giúp các bà mẹ chuẩn bị chu đáo hơn trong thai kỳ của mình.

Xem thêm: Dinh dưỡng sau khi sinh mổ để nhanh hồi phục và không sợ tăng cân.