CẨM NANG VỀ YẾN

Đề kháng của trẻ yếu và cách tăng cường

Trẻ không hào hứng với các hoạt động vui chơi học tập, trẻ thường xuyên bơ phờ mệt mỏi, dễ bị ốm vặt, các vết thương của trẻ lâu lành,… Đó là những biểu hiện đề kháng của trẻ yếu mà cha mẹ phải thực sự lưu ý.

Vậy muốn tăng sức đề kháng của trẻ phải làm sao? Hãy cùng Tổ yến An Bình đi tìm giải pháp nhé!

Hệ miễn dịch suy giảm- nguyên nhân hàng đầu làm đề kháng của trẻ yếu đi

Tại sao đề kháng của trẻ yếu?

Khi sức đề kháng của trẻ yếu chúng sẽ dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến thay đổi thời tiết, ô nhiễm, dịch bệnh, nhiễm khuẩn và đặc biệt là luôn trong tình trạng mệt mỏi, yếu ớt, kém phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ..

Vậy nguyên nhân nào khiến đề kháng trẻ yếu?

1. Hệ miễn dịch bị suy giảm – Nguyên nhân hàng đầu khiến đề kháng của trẻ yếu ớt

Hệ miễn dịch được xem là “hàng rào” ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn và ký sinh trùng nhằm bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể của trẻ được an toàn, khỏe mạnh nhờ tác động tăng sinh lympho B (miễn dịch thể dịch) và tăng sinh lympo T (miễn dịch tế bào).


Hệ miễn dịch được xem là “hàng rào” ngăn chặn sự xâm nhập của virus

Vì vậy, trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân chính gây suy giảm đề kháng của trẻ. Hệ miễn dịch ở trẻ bị suy yếu có 2 loại: Nguyên phát và thứ phát.

  • Suy giảm miễn dịch nguyên phát hậu quả do sự khiếm khuyết về mặt di truyền, do rối loạn các tế bào mầm dòng lympho, suy giảm chức năng của tế bào T hoặc B, khiếm khuyết hệ thống thực bào, rối loạn bổ thể,… Điều đó khiến cho trẻ có sức đề kháng yếu ngay từ khi chào đời, dễ dàng mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhiễm virus và đặc biệt là bệnh tự miễn.
  • Suy giảm miễn dịch thứ phát thường xảy ra sau khi trẻ bị mắc một căn bệnh nào đó như đái tháo đường, thiếu máu hồng cầu hình liềm, suy dinh dưỡng protein năng lượng, chấn thương, phẫu thuật hoặc do tác động của tia X-quang, việc sử dụng glucocorticoid, điều trị kìm tế bào,… làm cho hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, từ đó sức đề kháng của trẻ cũng yếu dần đi, không còn chống chọi tốt với bệnh tật như trước nữa.

2. Đề kháng của trẻ yếu do bẩm sinh

Ở giai đoạn bào thai, em bé được bao bọc an toàn trong bụng mẹ, nhận dinh dưỡng và kháng thể thông qua cuống rốn.

Sức đề kháng của mẹ truyền cho con gồm một số yếu tố như khả năng sống, khả năng chống chọi với sự thay đổi bên ngoài (thời tiết, môi trường, nhiệt độ) và đặc biệt là các kháng thể để giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.

Bởi vậy, những em bé được sinh ra từ người mẹ có sức đề kháng không tốt sẽ không được hưởng thụ bao nhiêu đề kháng từ mẹ, do đó trẻ đề kháng yếu ngay từ nhỏ.

Em bé khỏe mạnh được sinh ra từ những người mẹ có đề kháng tốt

3. Chăm sóc trẻ không đúng cách

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến đề kháng của trẻ yếu là do cách chăm sóc của cha mẹ chưa đúng.

Những em bé không được uống sữa mẹ đầy đủ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc nếu bố mẹ không cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài,… đều có thể gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ.

4. Môi trường sống ô nhiễm khiến đề kháng của trẻ yếu

Trẻ em thường xuyên hít khói bụi, hóa chất, thuốc trừ sâu và đặc biệt là khói thuốc lá sẽ bị tổn thương nhiễm bẩn phổi. Chúng là các tác nhân chính ngăn chặn sự hình thành của tế bào T – một tế bào quan trọng của hệ miễn dịch – gây ra viêm nhiễm đường hô hấp.

Và như đã khẳng định ở trên, khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, sức đề kháng của trẻ chắc chắn sẽ giảm sút, trẻ cũng dễ dàng đối mặt với bệnh tật hơn.

Trẻ em thường xuyên hít khói bụi, hóa chất, thuốc trừ sâu và đặc biệt là khói thuốc lá sẽ bị tổn thương nhiễm bẩn phổi

Nếu trẻ thường xuyên hít khói thuốc lá thụ động, chúng sẽ hít vào khoảng 4000 chất độc có trong khói thuốc, trong đó có những chất cực độc như carbon monoxide hoặc oxit nitơ và nhiều chất gây ung thư, hầu hết trong số đó có thể kích thích hoặc tiêu diệt các tế bào trong cơ thể.

Khói thuốc lá cũng tạo ra những thay đổi trong chức năng miễn dịch làm suy giảm sức đề kháng của trẻ em.

5. Lạm dụng kháng sinh

Việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh dài ngày hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh liều mạnh mà không có chỉ định của bác sĩ là căn nguyên khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm từ đó sức đề kháng của trẻ cũng trở nên yếu ớt.

Theo các chuyên gia, khi trẻ bị ốm mà được dùng kháng sinh liều mạnh sẽ càng khiến hệ miễn dịch yếu ớt, lần sau bị bệnh sẽ nặng hơn, cơ thể trẻ sẽ dần mất đi khả năng tự chống chọi với vi khuẩn, vi rút gây bệnh.



Trẻ không nên lạm dụng kháng sinh

Trẻ thường xuyên sử dụng kháng sinh cũng gây suy giảm lượng cytokine – một hormone rất cần thiết cho hệ miễn dịch, do đó sức đề kháng của trẻ yếu.

Và rất nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra nếu trẻ lạm dụng thuốc kháng sinh dài ngày sẽ phá vỡ sự cân bằng hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến rối loạn tự miễn, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh mạn tính.

6. Trẻ thường xuyên chịu áp lực, stress

Trẻ nhỏ nếu thường xuyên chịu đựng căng thẳng, stress, áp lực học hành thi cử quá lớn hoặc trẻ đang gặp vấn đề sang chấn tâm lý sẽ làm cho các hormone như testosteron và estrogen bị suy giảm gây mất cân bằng, làm cho hệ miễn dịch giảm, sức đề kháng giảm và giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Do dó, cha mẹ không nên đặt nặng thành tích học tập đối với con cái, hãy để trẻ phát triển đúng với khả năng của chúng, giúp trẻ thư giãn và vui vẻ mỗi ngày.

Cách nhận biết sức đề kháng của trẻ yếu

Làm thế nào để biết được trẻ có sức đề kháng yếu, một số dấu hiệu nhân biết trẻ đề kháng yếu sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ sớm phát hiện ra con mình có hệ miễn dịch không thực sự khỏe mạnh.

Khi sức đề kháng của trẻ yếu trẻ hay bị ốm vặt

Khoảng 6 tháng đầu đời, sức đề kháng của trẻ chủ yếu dựa vào các kháng thể mẹ truyền qua cho con thông qua sữa mẹ. Trong quá trình trẻ lớn lên hệ miễn dịch tự chủ của trẻ mới thực sự hoàn chỉnh.

Do đó, sức đề kháng của trẻ em thường rất yếu ớt, chúng dễ bị ảnh hưởng bới những tác động của môi trường bên ngoài.

Những trẻ có sức đề kháng kém sẽ dễ mắc bệnh hơn đặc biệt là các chứng bệnh về hô hấp như ho, sốt, cảm cúm, sổ mũi, viêm họng…. mà chúng ta thường gọi là những bệnh “ốm vặt”.

Thậm chí nếu trẻ có sức đề kháng quá yếu sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn như ho gà, uốn ván, bạch hầu, sốt xuất huyết, lao,…

Trẻ thường xuyên chán ăn, biếng ăn

Thức ăn đóng vai trò cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động và cũng như người lớn bất cứ đứa trẻ nào cũng cần ăn uống mỗi ngày.

Thế nhưng với một số bé có sức đề kháng yếu chúng sẽ thường có biểu hiện biếng ăn, chán ăn, thậm chí trẻ không thiết ăn uống gì và cũng không hề có một món ăn yêu thích nào.

Nếu bé gặp vấn đề này bố mẹ nên chú ý cho trẻ đi kiểm tra sức đề kháng, hệ miễn dịch ngay nhé.

Trẻ thèm ăn ngọt

Cha mẹ thường nhầm tưởng đứa trẻ nào cũng sẽ thích ăn ngọt nhưng trên thực tế theo các bác sĩ dinh dưỡng, trẻ thèm ăn ngọt là một biểu hiện chứng tỏ sức đề kháng của trẻ đang suy yếu đi.

Nếu cha mẹ càng cho trẻ sử dụng các loại bánh kẹo ngọt chứa đường tinh luyện sẽ càng làm cho hệ miễn dịch của trẻ trở nên tồi tệ hơn nữa.

Cha mẹ thường nhầm tưởng đứa trẻ nào cũng sẽ thích ăn ngọt nhưng trên thực tế theo các bác sĩ dinh dưỡng, trẻ thèm ăn ngọt là một biểu hiện chứng tỏ sức đề kháng của trẻ đang suy yếu đi

Trẻ có hệ tiêu hóa không khỏe mạnh

Muốn con trẻ được khỏe mạnh và chống chọi tốt với các loại bệnh tật, việc đầu tiên của bố mẹ là chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ ngay từ những năm đầu đời.

Trẻ có hệ tiêu hóa khỏe sẽ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và thức ăn từ đó hoàn thiện được hệ miễn dịch tự chủ của bản thân.



Nên chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ ngay từ những năm đầu đời

Ngược lại, những em bé có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống, hay bị đau bụng,… sẽ không hấp thu dinh dưỡng tốt khiến cho trẻ thường còi cọc, chậm lớn, hoạt động thể chất và tinh thần kém hơn các bạn cùng trang lứa.

Và tất nhiên, một hệ tiêu hóa “ọp ẹp” như vậy cũng là một dấu hiệu chứng tỏ trẻ có sức đề kháng yếu ớt.

Trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi

Trẻ em có sức khỏe tốt sẽ luôn năng động hoạt bát tham gia các hoạt động học tập vui chơi cùng các bạn. Nhưng với một đứa trẻ có hệ miễn dịch yếu ớt chúng sẽ thường mệt mỏi, đờ đẫn, bơ phờ, hay ngủ ngày và không muốn động tay động chân.

Những với một đứa trẻ có hệ miễn dịch yếu ớt chúng sẽ thường mệt mỏi, đờ đẫn, bơ phờ, hay ngủ ngày và không muốn động tay động chân

Khi đề kháng của trẻ yếu vết thương của trẻ sẽ lâu lành

Theo các chuyên gia y tế, thời gian lành vết thương trên da ở trẻ cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá hệ miễn dịch của trẻ có tốt hay không.

Nếu quan sát thấy vết thương của con rất lâu khỏi dù chỉ là xây xước nhẹ thì cha mẹ nên đưa con đi kiểm tra ngay vì có thể sức đề kháng của trẻ đang giảm sút.

Một số cách tăng cường đề kháng cho trẻ

Sức đề kháng của trẻ em không phải vĩnh viễn không thay đổi mà chúng sẽ được cải thiện nếu như cha mẹ quan tâm chăm sóc trẻ đúng cách và khoa học.

Như chúng ta biết thai nhi trong bụng mẹ sẽ được bảo vệ an toàn, tránh được tất cả tác động từ yếu tố bên ngoài, sống trong môi trường trong lành, yên tĩnh và sự sống của trẻ hoàn toàn dựa vào mẹ.

Sau khi trẻ chào đời và tách hoàn toàn khỏi mẹ (lúc trẻ được cắt rốn), các kháng thể từ mẹ sẽ bị cắt đột ngột, lúc này trẻ rất yếu ớt bởi vì cơ thể chúng chưa thể tự sản sinh ra kháng thể để chống chọi với tác nhân gây bệnh.

Do đó, ngay từ ngày đầu tiên ra đời trẻ cần được uống sữa mẹ để được tận hưởng nguồn kháng thể tuyệt vời có trong sữa mẹ. Đó cũng là lý do vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời của trẻ.

Ngay từ ngày đầu tiên ra đời trẻ cần được uống sữa mẹ để được tận hưởng nguồn kháng thể tuyệt vời có trong sữa mẹ

Trong quá trình trẻ lớn lên và phát triển, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được củng cố và hoàn thiện, nhờ đó trẻ có sức đề kháng tốt hơn, khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên vì một số nguyên nhân nào đó khiến trẻ đề kháng yếu, cha mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy áp dụng một số lời khuyên dưới đây để đề kháng của trẻ được cải thiện.

1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp trẻ phát triển hệ miễn dịch một cách toàn diện, từ đó có thể giúp đề kháng của trẻ được tăng cường để chống lại nhiều căn bệnh.

Trẻ em cần được ăn uống đủ chất, đủ lượng trong bữa ăn hàng ngày và đặc biệt không thể thiếu vitamin & khoáng chất để phát triển hệ miễn dịch một cách khỏe mạnh nhất.

Trẻ cần được uống đủ nước mỗi ngày

Cho trẻ uống đủ nước là một cách để đề kháng của trẻ tăng cường một cách tự nhiên nhất. Nước sẽ đưa các tế bào bạch cầu đi khắp cơ thể, giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi.

Trẻ được uống đủ nước mỗi ngày có khả năng tăng cường trao đổi chất, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho tế bào tốt hơn trẻ bị thiếu nước. Do đó bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen uống đủ nước.

Lượng nước cần thiết cho cơ thể của trẻ được tính toán dựa trên chiều cao, cân nặng và cường độ hoạt động vui chơi của trẻ. Sau đây là lượng nước tiêu chuẩn cần nạp vào cho trẻ ở từng độ tuổi:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng: Cần nạp lượng nước 700ml/ngày nhưng lúc này không cần cho trẻ uống nước vì trẻ đã hấp thu đủ lượng nước cần thiết qua sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Trẻ 7 – 12 tháng: Cần nạp đủ 800ml/ngày, trẻ chỉ cần uống đủ 600ml, số còn lại có trong sữa, canh, súp, rau xanh, trái cây…
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: Cần nạp đủ 1.3 lít nước, trong đó lượng nước uống cần thiết khoảng 900ml.
  • Trẻ 4 – 8 tuổi: Cần nạp đủ 1.7 lít nước/ngày, trong đó trẻ cần uống đủ 1200ml nước.
  • Trẻ 9 – 13 tuổi: Cần nạp lượng nước 2.1 – 2.4 lít tùy vào giới tính của trẻ.
  • Trẻ 13 – 18 tuổi: Cần nạp đủ 2.3 – 3.3 lít nước/ngày.

Trẻ cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và không thể thiếu vitamin

Thực phẩm giàu vitamin D

Thực phẩm mà trẻ ăn uống mỗi ngày sẽ tác động trực tiếp đến sức đề kháng của trẻ. Để giúp trẻ luôn khỏe mạnh cha mẹ hãy thường xuyên bổ sung các nhóm thức ăn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ như:

  • Cá: Cá rất giàu chất đạm, khoáng chất và đặc biệt là chất chống oxy hóa có khả năng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
  • Thực phẩm giàu kẽm (hải sản, tôm cua, thịt bò, gan động vật, các loại ngũ cốc, chuối,…): Không chỉ có tác dụng cung cấp nguồn năng lượng, các nhóm chất hữu ích mà còn bổ sung kẽm cho cơ thể của trẻ, giúp trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt.
  • Các loại trái cây tăng cường sức đề kháng và bổ sung vitamin có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ: Chuối rất giàu kẽm, vitamin B6, chất xơ; cam quýt có hàm lượng vitamin C dồi dào; nho, dâu tây, việt quất chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao,… đều là những loại trái cây rất hữu ích trong việc tăng cường sức đề kháng ở trẻ.

Các loại trái cây nên bổ sung để sức đề kháng của trẻ được tăng cường 

Cho trẻ ăn đúng cách

Bên cạnh ăn món gì để tăng cường sức đề kháng cho trẻ bố mẹ cũng phải lưu ý cân bằng các nhóm dưỡng chất thay vì chỉ tập trung vào một nhóm nào đó.

Đồng thời chỉ cho trẻ ăn một lượng vừa đủ, tạo cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ giấc, không đẩy trẻ đi ăn rong ngoài đường, giúp trẻ cảm nhận được niềm vui khi ăn uống và tận hưởng độ ngon của thức ăn.
không đẩy trẻ đi ăn rong ngoài đường, giúp trẻ cảm nhận được niềm vui khi ăn uống và tận hưởng độ ngon của thức ăn
không đẩy trẻ đi ăn rong ngoài đường, giúp trẻ cảm nhận được niềm vui khi ăn uống và tận hưởng độ ngon của thức ăn

2. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua giấc ngủ

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng để trẻ có sức đề kháng khỏe mạnh thì trẻ phải có giấc ngủ chất lượng. Một giấc ngủ sâu và đủ dài cực kỳ quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của trẻ, giúp trẻ phát triển chiều cao, trí tuệ, tinh thần thoải mái, vui chơi cả ngày.

Tùy vào độ tuổi mà giấc ngủ của bé mỗi ngày cũng có sự khác biệt:

Tổng thời gian giấc ngủ trong ngày theo AASM (American Academy of Sleep Medicine) 2016:

  • 4 – 12 tháng: 12-16 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)
  • 1 – 2 tuổi: 11-14 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)
  • 3 – 5 tuổi: 10-13 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)
  • 6 – 12 tuổi: 9-12 giờ
  • 13 – 18 tuổi: 8-10 giờ
  • 18 tuổi trở lên: từ 7-8 giờ


Không nên cho trẻ xem điện thoại quá khuya ảnh hưởng tới sức khỏe

3. Chế độ tập luyện khoa học cũng tăng đề kháng của trẻ

Tập thể dục và tăng cường vận động thể chất giúp trẻ tăng cường sức đề kháng một cách tự nhiên và thực sự khỏe mạnh.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết đi, cha mẹ không nên cho trẻ nằm lì trong phòng, bế ẵm suốt ngày mà hãy cho trẻ vận động với những động tác nhẹ nhàng nhất theo lời khuyên của bác sĩ.



Hàng ngày cũng nên đẩy trẻ ra ngoài trời khoảng 15 phút để trẻ được hít thở không khí trong lành, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp trẻ thoải mái hơn

Đối với trẻ lớn hơn, tùy vào từng độ tuổi mà cha mẹ nên khuyến khích và hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động vui chơi giải trí, chạy nhảy, tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Các bộ môn rất tốt cho sự phát triển chiều cao, cân nặng, vóc dáng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ em như bơi lội, chạy bộ, nhảy dây, cầu lông,…

4. Chủ động phòng chống bệnh cho trẻ

Việc tạo kháng thể thụ động để giúp trẻ chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn cũng hết sức quan trọng. Do đó, ba mẹ cần đảm bảo cho trẻ được tham gia đầy đủ các đợt tiêm phòng bắt buộc trong chương trình tiêm chủng quốc gia.

Đối với các vắc xin dịch vụ, ba mẹ có thể cân nhắc tùy theo điều kiện của gia đình.

Chủ động tiêm ngừa các vắc xin theo lịch để phòng chống bệnh cho trẻ

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên làm gương và hướng dẫn cho trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi ra ngoài về và trước khi ăn uống.

Ba mẹ cũng nên nhắc nhở trẻ không nên dùng tay để dụi mắt, dụi mũi vì tay thường xuyên tiếp xúc với vật dụng, thú cưng, các nơi ô nhiễm nên nếu tiếp xúc trực tiếp với mũi miệng sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh.

5. Ăn yến sào tăng cường sức đề kháng của trẻ

Trẻ em thường xuyên được dùng yến sào sẽ có hệ miễn dịch mạnh mẽ, chống chọi tốt với các chứng bệnh do sự thay đổi của môi trường, thời tiết, cúm mùa, bệnh hô hấp. Trẻ biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng sử dụng yến có thể khôi phục được sức khỏe, nhanh chóng phát triển theo đúng lứa tuổi.

Yến sào là một trong số ít thực phẩm tự nhiên an toàn, lành tính và có nhiều công dụng hữu ích trong việc phát triển trí tuệ, thể chất, tinh thần của trẻ nhỏ.

Yến sào rất dễ ăn, sợi yến mềm, có vị dễ chịu nên trẻ em có thể ăn mỗi ngày mà không bị ngấy. Các món ăn từ yến sào cũng cực kỳ đa dạng giúp trẻ thay đổi khẩu vị thường xuyên, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, từ đó hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ được cải thiện đáng kể.



Yến sào rất dễ ăn, sợi yến mềm, có vị dễ chịu nên trẻ em có thể ăn mỗi ngày một hũ yến chưng sẵn

Mặc dù yến sào có tác động rất tích cực trong việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ em nhưng cha mẹ cũng không nên lạm dụng, chỉ trẻ trên 1 tuổi mới nên bắt đầu sử dụng yến sào với liều lượng hợp lý.