CẨM NANG VỀ YẾN

Dinh dưỡng cho bệnh nhân phẩu thuật

Trong các bệnh ngoại khoa (bệnh điều trị tổn thương bằng phẫu thuật), dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng, vì bệnh nhân ngoại khoa phải đủ sức vượt qua được cuộc phẫu thuật do mất máu, dịch thể, stress…

Dinh dưỡng cho bệnh nhân phẩu thuật cần một chế độ dinh dưỡng thật tốt để cung cấp dinh dưỡng cho vết thương nhanh liền, chống nhiễm khuẩn và nhanh hồi sức. Để phẫu thuật đạt kết quả tốt, bệnh nhân cần được nuôi dưỡng tốt cả trước và sau phẫu thuật.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Bệnh nhân nuôi dưỡng kém trước phẫu thuật có tỉ lệ nhiễm khuẩn tăng, suy giảm khả năng miễn dịch, gây tốn kém chi phí phẫu thuật. Theo thông tin của viện dinh dưỡng quốc gia thì có tới 50% bệnh nhân nhập viện bị suy dinh dưỡng trước khi phẫu thuật.

Nguyên tắc của dinh dưỡng trong bệnh ngoại khoa

Dinh dưỡng trong các bệnh ngoại khoa có thể chia ra 3 thời kỳ: Trước phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật và sau phẫu thuật.

Dinh dưỡng thời kỳ trước phẫu thuật:

Thời điểm này cần tăng cường dinh dưỡng để bệnh nhân có đủ sức để phẫu thuật. Chế độ ăn trong giai đoạn này cần đảm bảo cung cấp nhiều protein vì phẫu thuật khiến cơ thể mất rất nhiều máu, cung cấp nhiều glucid giúp gan tích chữ nhiều glycogen giúp bảo vệ gan tránh bị tổn thương do dùng thuốc mê.

Dinh dưỡng trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật:

Thường kéo dài khoảng 1 ngày tới 1 đêm. Thời gian này nên cho người bệnh ăn thức ăn nhẹ, mềm dễ tiêu hóa, ít chất sơ. Đảm bảo giảm bớt cặn bã trong ruột tránh tình trạng nôn nhưng vẫn đủ sức chịu đựng thuốc mê.

Dinh dưỡng sau khi phẫu thuật:

Thời kỳ này đòi hỏi có chế độ ăn đặc biệt phù hợp với bệnh nhân, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, thường chia làm 3 giai đoạn nhỏ hơn:

  • Giai đoạn đầu (1-2 ngày): Giai đoạn này bệnh nhân chưa ăn được. Chủ yếu bù nước và điện giải, cung cấp glucid đảm bảo đủ lượng calo cần thiết cho nuôi dưỡng cơ thể, làm giảm giáng hoá protein.
  • Giai đoạn giữa (3-5 ngày): Thông thường đến thời điểm này ruột đã hoạt động bình thường trở lại. Bệnh nhân đã tỉnh táo hơn, có cảm giác đói nhưng vẫn chưa muốn ăn. Giai đoạn này cần bổ sung năng lượng và protein tăng dần theo từng ngày cho đến khi đạt 2000kacl/ngày.
  • Giai đoạn hồi phục: vết mổ đã liền, bệnh nhân đã đỡ. Vì vậy chế độ ăn cung cấp đầy đủ calo và protein để tăng nhanh thể trọng và vết thương mau lành.

Tổ yến sự lựa chọn lý tưởng cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhận phẩu thuật

Theo các nhà nghiên cứu trong tổ yến nguyên chất chứa chủ yếu là glyco và protein với tỷ lệ là 45% và 55%. Với thành phần dinh dưỡng này thì tổ yến chính là giải pháp dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với người bệnh cả trước và sau phẫu thuật.

Công dụng tổ yến tốt cho người vừa mới phẩu thuật.

Ngoài ra tổ yến còn có tác dụng:

  • Nhanh chóng làm lành vết thương:

Trong tổ yến còn chứa 18 loại acid amin, đặc biệt là acid valine, isoleusine…có tác dụng phục hồi và chữa lành vết thương, tăng hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau các cuộc phẫu thuật.

Các vi chất có trong yến sào sẽ hỗ trợ tái tạo tế bào, tăng tốc độ hồi phục bằng cách đẩy mạnh quá trình phân bào. Bằng cách đó, các vết thương sẽ hồi phục nhanh từ bên trong, giảm thời gian điều trị, cũng như giảm được những vấn đề về nhiễm trùng trong khoảng thời gian liền vết thương. Giai đoạn lên da non này là rất quan trọng đối với người điều trị.

  • Tăng cường sức đề kháng:

Trong thời gian phẫu thuật, bệnh nhân sẽ rất có thể có nguy cơ nhiễm trùng. Thường bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Để tránh bội nhiễm giai đoạn này nên cung cấp dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin, để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ thành mạch. Việc sử dụng Tổ yến sào như một thực phẩm dinh dưỡng đầy đủ, cũng là cách để nâng cao được sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi được với những nguy cơ nhiễm trùng.
Công dụng đối với người phẩu thuật là Tăng cường sức đề kháng và nhanh hồi phục vết thương
Công dụng đối với người phẩu thuật là Tăng cường sức đề kháng và nhanh hồi phục vết thương

  • Hỗ trợ về tiêu hóa:

Người bệnh sau phẫu thuật thường phải tránh vận động tránh làm ảnh hưởng tới vết thương, điều này không tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể làm cơ thể khó có thể hấp thụ chất dinh dưỡng, khó ăn uống và có thể bị táo bón.

Lúc này bệnh nhân nên ăn những sản phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Tổ yến sào được coi là loại thực phẩm chưa nhiều chất dinh dưỡng, với một lượng vừa đủ yến chưng sẵn, cơ thể cũng đã hấp thụ dễ dàng gần như toàn bộ các vi chất cần thiết. Giúp bộ máy tiêu hóa không quá nặng nề làm việc.

  • Hỗ trợ hệ tuần hoàn:

Khi cơ thể đang trong quá trình hồi phục, để sản sinh các tế bào mới, bổ sung vào vị trí các vết thương nên hệ tuần hoàn cũng phải làm việc rất căng thẳng.Thêm nữa bệnh nhân thiếu vận động cũng làm ảnh hưởng nhiều đến hệ tuần hoàn. Với một hũ yến chưng sẵn vào buổi tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp người bệnh đánh tan sự mệt mỏi, có được một giấc ngủ trọn vẹn.

Yến hũ chưng sẵn được chưng phối hợp với táo đỏ hạt sen, sẽ giúp bổ máu, tăng chất lượng và số lượng hồng cầu, bổ sung lại lượng hồng cầu đã mất trong thời gian phẫu thuật.

Những sai lầm làm chậm quá trình phục hồi sau phẫu thuật

Những sai lầm làm chậm quá trình phục hồi sau phẫu thuật mà bạn có thể mắc phải đó là:

  • Làm quá nhiều, quá sớm: việc vận động quá sớm và quá nhiều không những không giúp phục hồi nhanh mà thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cơ thể. Nên bám sát theo những gì bác sĩ chỉ dẫn để có thể phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật.
  • Ở trên giường: nằm trên giường có thể gây ra một loạt các vấn đề như cục máu đông, loét tỳ đè, tắc mạch phổi và làm suy yếu cơ bắp của bạn. Hãy rời khỏi giường khi có thể, việc đi lại sẽ giúp bạn bớt mệt mỏi, tăng tốc độ tiêu hóa. Bởi sau phẫu thuật, ruột của bạn có thể hoạt động một cách chậm chạp, hoạt động một chút giúp đánh thức ruột của bạn.
  • Không uống thuốc theo đơn: nhiều người sẽ không sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ bởi cho rằng nó có thể gây nghiện hoặc gây ra tình trạng táo bón, buồn nôn,… Điều này không phải là đúng đắn, bởi tình trạng đau có thể cản trở giấc ngủ, điều đó có thể làm cho bạn phục hồi chậm hơn.

Bệnh nhân không uống thuốc theo đơn của bác sĩ sẽ làm bệnh phục hồi chậm.

  • Bỏ qua vật lý trị liệu: nhiều người cho rằng họ có thể tự phục hồi được, nhưng thực tế là họ cần tập luyện với nhà vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu có thể giúp bạn mạnh mẽ hơn và phục hồi an toàn hơn.
  • Quay trở lại làm việc quá sớm: làm việc quá sớm có thể sẽ làm chậm quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ về thời gian nghỉ ngơi và khi nào có thể quay lại làm việc.
  • Không thực hiện bài tập thở: nếu như bạn đã phẫu thuật tim, phổi, bụng hoặc cột sống, bạn sẽ được cung cấp các bài tập để giúp phục hồi sau khi gây mê. Thực hiện bài tập thở là rất quan trọng, nó giúp phổi của bạn loại bỏ các chất nhầy tập hợp ở đó.
  • Không nhận đủ thức ăn và đồ uống: bạn có thể cảm thấy buồn nôn hoặc cảm giác ruột không di chuyển, điều đó sẽ làm bạn không có tâm trạng để ăn uống. Nhưng cơ thể bạn cần được tiếp năng lượng. Thực phẩm sẽ cung cấp cho cơ bắp của bạn năng lượng. Khi bạn không nhận đủ dinh dưỡng, sự phục hồi của bạn có thể bị đình trệ.

Chính vì vậy nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sau phẫu thuật.

Xem thêm: